Một số lưu ý đầu tiên về Creo 2.0

2.1. Định dạng file

- *.prt: mô hình vật thể (file vẽ 3D)
- *.sec: bản vẽ phác 2D
- *.dwg: file hình chiếu
- *.asm: file lắp ráp (lắp ráp nhiều chi tiết thành 1 cụm chi tiết hay 1 máy)

2.2. Tìm hiểu một số biểu tượng đầu tiên

creo 2
Hình 2. Một số công cụ đầu tiên trên màn hình khởi động Creo 2.0
[adrotate banner="15"]
- Model Display và System Colors: thiết lập các hiển thị (nếu cần)
- Erase not displayed: hay có thể chọn File/Manage session/ Erase not displayed, có tác dụng xóa bộ nhớ tạm (cứ mỗi lần tạo mới hay mở một bản vẽ thì phần mềm sẽ ghi nhớ các file đó, bộ nhớ này chứa quá nhiều thì dễ gây xung đột hay chậm máy)
Ngoài ra, File/ manage file / Delete old version: xóa các file thuộc phiên bản cũ. Ví dụ, khi vẽ 1 file 3D có *.part thì sau mỗi lần lưu lại (SAVE) thì phần mềm sẽ tạo ra các phiên bản *.part1, *.part2,… điều này không cần thiết vì nó gây rối cho người xem (chỉ có 1 file hiện hành là có hiệu lực và nó có chỉ số lớn nhất, chẳng hạn *.part8, các phiên bản cũ *.part1, *.part2… nên được xóa đi)
- Select working directory: thiết lập thư mục làm việc, tất cả các file được tạo ra trong 1 phiên làm việc sẽ được lưu trữ trong thư mục này. Điều này rất cần thiết vì dễ quản lý các file, đồng thời tránh việc làm hỏng các bản vẽ khi copy sang nhiều máy tính khác.
Chẳng hạn, khi làm việc trong môi trường lắp ráp Assembly, tức là lắp nhiều chi tiết 3D (*.part) lại với nhau nhưng nếu các chi tiết được lưu ở nhiều nơi khác nhau thì khi copy file lắp ráp *asm sang máy tính khác rất có khả năng file asm đó bị hỏng do thiếu các file thành phần.
Cách thiết lập thư mục làm việc như sau: click vào icon ‘Select working directory’ sẽ xuất hiện hộp thoại sau, lựa chọn đường dẫn đến thư mục muốn chọn làm thư mục làm việc rồi bấm OK.
creo 3
Hình 3. Lựa chọn thư mục làm việc
- Open: mở một file có sẵn
- New: tạo mới một phiên làm việc, hay vào menu File/New ta được bảng chọn sau:
creo 4
Hình 4. Các mô đun trong Creo
[adrotate banner="16"]
Trong tài liệu này, tác giả sẽ lần lượt trình bày 5 mô đun tương ứng với một quy trình làm việc của một kĩ sư cơ khí trong lĩnh vực CNC.
+ Sketch: là môi trường vẽ phác 2D, các bản vẽ này làm cơ sở để dựng vật thể 3D, người học mới bắt đầu sẽ được làm quen với môi trường này đầu tiên. Chỉ khi nắm vững những thao tác trong môi trường Sketch thì việc học vẽ 3D sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nó cho phép người dùng vẽ các dạng hình học cơ bản như: rectangle (hình chữ nhật), Arc (cung tròn), circle (hình tròn), ellipse (hình e líp),…
Lưu ý rằng đây không phải là bản vẽ hình chiếu.
creo 5
Hình 5. Bản vẽ Sketch (2D)
+  Part: là môi trường vẽ 3D, giúp kĩ sư có cái nhìn trực quan, sinh động về sản phẩm mình sắp tạo ra.
Môi trường này cho phép người dùng chèn những bản vẽ Sketch đã vẽ trước đó vào, đồng thời nó cũng tích hợp Sketch trong môi trường Part, giúp cho quá trình thiết kế được nhanh gọn hơn.
Một số khả năng của môi trường Part như: vẽ Extrude (đùn, ép thành khối 3D), Revolve (vẽ khối tròn xoay), hole (khoét lỗ), rib (vẽ các đường gân),…
creo 6
Hình 6. Bản vẽ trong môi trường Part (3D)
+ Assembly: môi trường lắp ráp, cho phép mô phỏng việc lắp ghép nhiều chi tiết lại với nhau thành một cụm chi tiết hay một máy hoàn chỉnh, cho phép mô phỏng động (nếu cần). Từ đó có thể đánh giá lỗi, hình dung ra các khả năng có thể xảy ra trong thực tế.
Bản chất của môi trường này là gộp tất cả các file 3D (*.part) đã vẽ trước đó và thiết lập các mối quan hệ tương tác giữa các chi tiết với nhau.
Có thể kể đến các tương quan như: mặt phẳng của chi tiết A trùng với mặt phẳng của chi tiết B, đường trục của lỗ trùng với trục của bulong,… và còn nhiều mối tương tác khác sẽ được trình bày chi tiết trong chương nói về Assembly.
creo 7
Hình 7. Bản vẽ lắp môi trường Assembly (motor)
+ Manufacturing: môi trường gia công sản phẩm, cho phép lựa chọn các chu trình gia công, các loại dao, kiểu chạy dao… và mô phỏng gia công trên máy tính
Một số chu trình gia công như: profile (dùng chủ yếu để gia công thành bậc), surface (dùng để gia công các bề mặt cong), engraving (dùng để khắc hình vẽ hay khắc chữ),…
creo 8
Hình 8. Môi trường gia công Manufacturing
+ Drawing: xuất hình chiếu, cho phép xuất các hình chiếu từ 1 bản vẽ 3D (sản phẩm của môi trường Part) hay xuất bản vẽ lắp từ mô trường Assembly. Sau đó chuyển sang dạng file pdf rồi in ra, đây là ngôn ngữ chung của các kĩ sư cơ khí và các công nhân vận hành máy CNC.
Môi trường này, người học sẽ được tiếp cận các kĩ thuật để tạo ra một bản vẽ hình chiếu và lên kích thước, kí hiệu cho bản vẽ.
creo 9
Hình 9. Môi trường xuất hình chiếu Drawing
- Lưu trữ file:
+ Save: Creo sẽ tạo ra các bản sao mới chứ không lưu chồng lên bản cũ, điều này sẽ tạo ra rất nhiều file cũ vô ích nếu ta liên tục chọn Save hay Ctrl + S.
+ Save as: có 2 tính năng cần lưu ý là ‘Save a copy’- tạo ra bản copy với tên mới và ‘Save a backup’- cho phép lưu file (cùng với toàn bộ các file con bên trong nó) sang một thư mục khác.
Tính năng ‘Save a backup’ rất tiện lợi khi làm việc trong môi trường lắp ráp hay môi trường gia công, đảm bảo không bị mất các file thành phần.
creo 10
Hình 10. Lưu trữ

0 nhận xét:

Copyright © 2012 My Blog