Chế độ cắt khi tiện :

Chế độ cắt khi tiện :

Chiều sâu cắt t (mm) : là lớp kim lọai được
Tiện đi trong một đường chuyển dao chiều sâu cắt được đo theo phương vuông góc với bề mặt gia công.

                                          D - d         
                                 t = ------------- (mm)
                                              2

Trong đó : D : là đường kính đang gia công (mm)
                    d: là đường kính đã gia công (mm)
Khi tiện đường kính lỗ chiều sâu cắt là nửa hiệu của đường kính lỗ sau khi gia công và đường kính lỗ trước khi gia công.
Khi tiện mặt đầu chiều sâu cắt là kích thước của lớp kim lọai bớt đi theo phương vuông góc với mặt đầu.
Khi tiện cắt đứt chiều sâu cắt là bề rộng của rãnh được cắt.
2. Lượng chạy dao s (mm/vòng) : là quãng đường dịch chuyển của đỉnh dao theo phương chạy dao trong một vòng quay của phôi.
Tốc độ cắt V (m/phút) :
Tốc độ cắt là quãng đường đi được của một điểm xa nhất trên bề mặt cắt tương đối so với đỉnh dao trong một đơn vị thời gian,  thì được gọi là tốc độ.
Trong hình trên ta thấy đường kính D của phôi càng lớn thì tốc độ cắt V càng lớn với cùng một số vòng quay n của trục chính (của chi tiết).
Khi biết tốc độ cắt V và đường kính của chi tiết D có thể tính được số vòng quay n của phôi (của trục chính) và điều chỉnh hộp tốc độ để có số vòng quay

                                                             1000V
                                                    n = -------------
                                                                 π D

Phương pháp mài dao tiện :
Trong quá trình cắt gọt dao thường bị mài mòn và dẫn đến thời điểm nào đó sự mài mòn của dao đạt tới độ mài mòn cho phép thì phải mài lại dao.
Mài sắc dao tiện được sử dụng mài trên máy mài 2 đá
                                                       
Trình tự mài như sau:
1. Mài mặt sau chính
2. Kiểm tra góc sau chính sau khi mài
3. Mài mặt sau phụ
4. Kiểm tra góc sau phụ bằng dưỡng mài dao
5. Mài mặt trước
6. Kiểm tra góc trước khi mài
7. Mài bán kính mũi dao
Rà tinh.
Những điều cần chú ý trong khi mài dao :
1. Tư thế cầm dao phải chính xác, các ngón tay phải ổn định không rung.
2. Khi mài bằng thép gió phải thường xuyên làm mát để tránh cho dao khỏi bị cháy.
3. Khi mài trên đá không mài bên hông của đá.
4. Khi mài, cho dao di động hết bề ngang của đá, không nên mài một chỗ trên đá mài.
5. Khi mài không nên dùng lực quá lớn để tránh bị trượt tay đập vào đá mài.
6. Khi mài phải đứng về một bên của đá để tránh các hạt mài bắn vào mặt, tốt nhất là đeo kiếng bảo hộ.
7. Khi bề ngòai của đá không tròn đều, bị đảo thì không nên mài tiếp mà phải dùng cây sửa đá để sửa cho tròn đều.
Khi đá mài quay chưa ổn định thì không được đưa dao vào mài.

Cách gá dao :
Gá lắp dao một cách chính xác có ảnh hưởng lớn quá trình cắt gọt và độ bóng bề mặt chi tiết gia công, một dao tiện có các góc hợp lý, nhưng nếu gá lắp không đúng thì các góc của dao sẽ bị thay đổi
Khi tiện trụ ngòai :
Khi gá dao ngang tâm thì các góc độ của dao không thay đổi.
Chiều dài nhô ra khỏi ổ dao không được vượt quá 1,5h (h là chiều cao của thân dao), nếu gá dao  với chiều dài nhô ra lớn hơn 1,5h thì trong quá trình cắt gọt dưới tác dụng của lực cắt P sẽ làm cho dao bị uốn hay có thể gẫy dao, khi dao bị uốn mũi dao sẽ ở vị trí thấp tâm dẫn đến kích thước và độ bóng bề mặt chi tiết sẽ thay đổi.
Khi gá dao cao hơn tâm máy một khỏang, mặt phẳng cắt gọt và mặt phẳng đáy thay đổi dẫn đến góc sau và góc trước của dao thay đổi nghĩa là  góc sau giảm , góc trước tăng. Khi gá cao tâm góc trước tăng góc sau giảm mặt sau chính của dao tựa vào chi tiết gia công gây nênrung động trong quá trình cắt – độ bóng sẽ không cao.

Khi gá dao thấp hơn tâm máy do mặt phẳng cắt và mặt phẳng đáy thay đổi dẫn tới góc sau tăng và góc trước giảm do góc trước giảm điều kiện thóat phoi khó khăn dẫn đến lực cắt tăng.



Xem thêm:  + Phần An toàn.
                    + Phần Máy tiện.
                    + Phần dao tiện.
                    + Phần Kỹ thuật đo.
                    + Phần Gá đặt và điều chỉnh.

0 nhận xét:

Copyright © 2012 My Blog